NHÓM ĐỐI TƯỢNG NÀO BẮT BUỘC PHẢI THAM GIA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT SHE
Email:
admin@she-s.vn
Hotline
0869 992 807
NHÓM ĐỐI TƯỢNG NÀO BẮT BUỘC PHẢI THAM GIA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG
Ngày đăng: 08/10/2024 09:26 PM

ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI THAM DỰ KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động :

Theo thống kê của tổng cục thống kê thì tỷ lệ tai nạn lao động do những nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể như sau:

 

Qua bảng trên ta thấy phần lớn các tai nạn lao động thường xuất phát từ những hành vi bất cẩn và chủ quan của con người gây ra. Chúng làm thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn chính người lao  động khi bị tai nạn.

Các đối tượng cần huấn luyện an toàn lao động

Đối tượng áp dụng quy định huấn luyện an toàn lao động

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
  • Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Người sử dụng lao động;
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động

Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:

 

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 1: Những người làm công tác quản lý

  • Bao gồm những người từ phó giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp. Những người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng;
  • Thủ trường và cấp phó: Trường hợp trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,… hoặc các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

  • Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  • Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt

Bao gồm người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành:

  • Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;
  • Lắp ráp chế tạo vật tư, thiết bị cơ giới. Vận hành máy móc cơ giới. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ giới;
  • Tháo dỡ công trình;
  • Giám sát, kiểm tra, tháo dỡ, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc vận hành thiết bị công trình xây dựng; máy móc giao thông vận tải;…
  • Lắp ráp, sửa chữa, vận hành các loại máy móc công suất cao. Các loại máy công nghiệp;
  • Làm việc tại các nơi có vị trí nguy hiểm;
  • Làm việc trên, dưới mặt nước;
  • Chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra hoặc sửa chữa các thiết bị dưới mặt đất, mặt nước, trong hang, dưới hầm, thiết bị điện, hệ thống điện;…
  • Các công việc như hàn cắt kim loại, thi công xây dựng.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1,2,3 và 5

  • Người được đào tạo huấn luyện an toàn lao động thuộc nhóm 4 là những người lao động không thuộc các nhóm trên bao gồm cả người thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 5: Người làm công tác y tế

  • Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động, cho nhân viên y tế (người công tác ý tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 6: Người tham gia vệ sinh viên, an toàn

  • Là những người làm việc về an toàn, vệ sinh viên theo điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  • Theo quy định về an toàn lao động của Bộ LĐ – TBXH thì thời gian huấn luyện cho nhóm 6 ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung được giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động.

 

 

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau :

  • Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra;
  • Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian huấn luyện an toàn lao động định kỳ

  • Đối với các nhóm 1, 2, 3, 5, 6 thì định kỳ 2 năm/ 1 lần;
  • Riêng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 4 là 1 năm/ 1 lần;
  • Thực hiện huấn luyện đủ thời gian quy định với những nội dung mới;
  • Thực hiện 50% thời gian huấn luyện đối với những nội dung cũ và đã được đào tạo trước đó.

 

 

Và trong các khoá huấn luyện An Toàn Lao Động, các nhóm đối tượng này sẽ được huấn luyện những nội dung gì, đuọc cấp chứng chỉ gì và thời hạn của từng chứng chỉ đó ra sao. Tất cả sẽ được SHE’S cùng các bạn phân tích trong bài viết sau. Mời các bạn tham khảo .

 

Liên hệ để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT SHE'S

Địa chỉ: 48 Cao Đức Lân, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:  0869.992.807

Email: admin@shes-s.vn

Website: She-s.vn

Zalo
Hotline
0869 992 807